Cơ hội việc làm quản lý Nhà Hàng Khách Sạn
TIN TỨC | by
Quản lý Nhà hàng – Khách sạn là ngành đang giành được nhiều sự chú ý của các bạn trẻ bởi cơ hội việc làm rộng mở cùng tiềm năng phát triển dài lâu. Những số liệu sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực hơn về cơ hội trong ngành. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Những con số đáng chú ý về ngành Quản lý Nhà hàng – Khách sạn
Xu hướng du lịch bùng nổ khiến các nhóm ngành Dịch vụ như Nhà hàng – Khách sạn phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng loạt các tập đoàn quốc tế không ngần ngại “đổ vốn” đầu tư kinh doanh các mô hình nhà hàng, khách sạn tại nước ta.
Nhiều siêu dự án tỷ đô ra đời phải kể đến như Regent Residences – khách sạn 6 sao của tập đoàn BIM Group, khách sạn 5 sao Q – MaMa Hotel, Kenton Node Hotel Complex (TP.HCM) đã mở ra một kỷ nguyên “hoành tráng” cho ngành Du lịch nước ta.
Hòa cùng xu thế phát triển đó, Quản lý Nhà hàng – Khách sạn dần vươn mình chiếm lĩnh vị trí top 10 những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất Việt Nam năm 2018. Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, mỗi năm toàn ngành trên cả nước cần khoảng 40.000 lao động.
Chỉ tính riêng tại TP.HCM đã chạm mốc 21.000 nhân sự mới/năm tính đến 2025, chứng tỏ nhu cầu nhân lực ngành trong năm 2018 là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, hầu hết các nhà hàng, khách sạn vẫn đang trong cơn khát nhân sự vô cùng lớn. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các bạn trẻ theo đuổi ngành nhưng đồng thời đó cũng là thách thức rất lớn.
Thực tế về chất lượng nguồn nhân lực ngành Quản lý Nhà hàng – Khách sạn
Ngành Nhà hàng – Khách sạn đem đến vô vàn cơ hội việc làm cho các bạn trẻ ở các vị trí khởi s. Mức lương được đánh giá ở tầm trung với môi trường làm việc tốt cùng lộ trình thăng tiến rõ ràng. Còn mức lương từ 7 – 15 triệu đồng/tháng dành cho các vị trí cấp cao như quản lý nhà hàng, khách sạn, giám sát nhà hàng, bếp trưởng…
Sinh viên theo ngành có nhiều cơ hội lẫn thách thức phải đương đầu
(Ảnh: Nguồn Internet)
Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là số lượng sinh viên theo ngành đạt mốc 15.000 người mỗi năm nhưng chỉ 10% trong số này được đánh giá không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về kỹ năng, kiến thức bao gồm cả ngoại ngữ chuyên ngành. Điều này đòi hỏi các bạn trẻ cần nghiêm túc hơn trong việc bổ sung và trau dồi kiến thức và kỹ năng trong ngành.
Yêu cầu về nhân sự tiềm năng của ngành Quản lý Nhà hàng – Khách sạn
Trước hết chính là kỹ năng nghề. Đây là yếu tố sống còn đối với mọi nhân sự trong ngành. Dù yêu nghề đến đâu nhưng nếu nghiệp vụ yếu kém, tác phong chậm chạp thì khách hàng khó mà hài lòng. Trong năm 2018, toàn ngành đặt ra mục tiêu là phải siết chặt hơn đầu vào tuyển dụng và đặt yêu cầu cao hơn ở ứng viên. Ví dụ, ứng viên đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm nghề được xác thực thông qua chứng chỉ nghiệp vụ.
Thứ hai chính là khả năng ngoại ngữ. Đây là điểm yếu lớn nhất của hầu hết nhân sự trong ngành. Đồng thời, khan hiếm nhân sự giỏi tiếng Anh trở thành thách thức lớn cho ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn nước ta.
Trong năm 2018, Việt Nam đặt mục tiêu đón 15 – 17 triệu lượt khách quốc tế. Du khách nước ngoài đến Việt Nam sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Nếu nhân sự trong ngành yếu tiếng Anh, giao tiếp kém hiệu quả với khách, không hiểu khách muốn gì thì khó mà làm việc hiệu quả.
Cuối cùng là những tiêu chuẩn cao hơn về kỹ năng mềm. Môi trường nhà hàng, khách sạn xảy ra rất nhiều tình huống phức tạp, đòi hỏi người lao động phải có sự nhạy bén và ứng biến linh hoạt. Sự non nớt trong kỹ năng sẽ khiến các bạn lúng túng và không làm việc hiệu quả. Chính thiếu sót này đã tác động tiêu cực lên trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng.